NHẬP EMAIL NGAY! Cứ để AloTrip lo VÉ RẺ!
CHỈ NHẬP EMAIL THÔI LÀ NHẬN VÉ RẺ CẢ ĐỜI!
- Nhận thông báo giá Ré nhất cho hành trình đang tìm kiếm.
- Đảm giá Tốt nhất trên thị trường.
- Nhận thông tin HOT DEAL từ hàng trăm hãng hàng không.
- Nhận bảng tin tổng hợp vé rẻ hàng tuần và các chương trình khuyến mại hấp dẫn từ AloTrip.
Nhắc đến Tết, chắc hẳn trong đầu chúng ta, hình ảnh những cây quất, hoa đào thắm, hoa mai vàng, bánh chưng xanh, câu đối đỏ…lần lượt xuất hiện phải không nào? Và trong lòng tất cả mọi người, cảm xúc đầm ấm, hạnh phúc được đoàn tụ bên mâm cơm gia đình sẽ òa về. Trong mâm cơm này là những món ngon ngày Tết, mang những nét ẩm thực tâm túy hồn Việt là nét văn hóa ẩm thực đặc sắc của dân tộc Việt Nam. Với 3 vùng miền Bắc Trung Nam, địa hình, khí hậu, tập quán khác nhau nên những món ăn trong mâm cỗ ngày Tết đều có sự khác biệt. Thế nhưng chúng đều là những món ăn ngon ẩn chứa những tinh túy, tâm hồn người Việt Nam.
Mâm cỗ ngày Tết của người miền Bắc
Mâm cơm ngày Tết của người miền Bắc là sự kết hợp của các món nước và món khô, giữa thịt và rau.
Bánh chưng
Bánh chưng là món ăn có lịch sử lâu đời, xuất hiện từ thời các vua Hùng và là một linh hồn của ngày Tết. Bánh chưng có hình vuông, tượng trưng cho mặt đất, mang màu xanh tươi mát của lá dong và hương vị thơm ngon của gạo nếp ngon, đậu xanh, thịt lợn cùng nhiều loại gia vị khác.
Dưa hành
Bánh chưng nếu ăn nhiều sẽ bị ngán nên trên mâm cơm gia đình Việt không thể thiếu được món dưa hành để ăn kèm. Dưa hành là món ăn dân dã, bình dị không chỉ mang lại cảm giác ngon miệng mà còn rất tốt trong việc thúc đẩy quá trình tiêu hóa. Một bát dưa hành ngon là khi những củ hành phải trắng mịn, nổi vân xanh, có vị ngon và vị chua vừa phải.
Xôi gấc
Cùng với bánh chưng xanh là món xôi gấc với màu đỏ tượng trưng cho sự may mắn trong những ngày đầu năm mới. Hơn thế nữa, xôi gấc còn là món ăn rất bổ dưỡng với nhiều dưỡng chất, rất tốt cho thị lực của mắt.
Thịt kho đông
Tiếp theo là món thịt kho đông – món truyền thống của người miền Bắc. Thịt để kho đông thường là món ăn được nấu từ thịt heo hoặc là thịt gà được ninh nhừ, sau đó để thịt ngoài trời cho đông lại hoặc để bảo quản trong tủ lạnh. Ăn thịt cùng với dưa hành, bánh chưng thì quả là một sự kết hợp hoàn hảo.
Thịt gà luộc
Thịt gà luộc là một món ăn không bao giờ thiếu trong bất kỳ mâm cơm ngày Tết của gia đình nào. Những con gà tươi ngon được làm sạch rồi cho lên luộc cùng với các nguyên liệu như gừng, hoa hồi, hoa tiêu để có hương vị và màu sắc bát mắt. Thịt gà được chấm với muối kèm chanh ớt.
Các món ăn khác
Bên cạnh đó, mâm cỗ ngày Tết của người miền Bắc còn có thêm nhiều món ăn khác như: giò lụa, giò xào, nem rán, nộm rau củ… cho bữa ăn thêm đầy đủ và ngon miệng hơn. Các món nước cũng khá đa dạng với nhiều món như: canh miến nấu măng, giò heo hầm với măng lưỡi lợn, bóng nấu thập cẩm, miến nấu lòng gà, bát mọc nước…
Mâm cỗ ngày Tết của người miền Trung
Bánh tét
Nếu như bánh chưng là món ăn truyền thống của người miền Bắc thì người miền Trung có bánh tét. Bánh tét có hình trụ dài, có nhân được làm từ gạo nếp, thịt lợn và đậu xanh được gói như bánh chưng bằng lá chuối. Bánh có màu xanh bát mắt, mang đậm hương thơm của gạo nếp cái.
Nem chua
Đối với người miền Trung, nem chua là món ăn không thể thiếu được trong mâm cỗ ngày Tết. Nem được làm từ thịt heo xay nhuyễn trộn với bì heo cùng gia vị, tỏi, lá đinh lăng rồi ủ lên men đến chín là ăn được. Chính nhờ những hương vị và công đoạn trên nem chua có vị chua thanh, giòn giòn, cay cay.
Thịt lợn ngâm nước mắm
Món lợn ngâm nước mắm này được người miền Trung chế biến theo cách đem thịt heo đã luộc chín để nguội ngâm trong nước mắm. Sau khoảng 3 ngày, thịt đã ngấm nước mắm là có thể đưa lên mâm cỗ để thưởng thức.
Dưa củ kiệu
Dưa củ kiệu là món ăn của người miền Trung, cũng giống như món dưa hành của người miền Bắc. Bên cạnh đó, các món dưa khác như dưa củ cải, dưa cà rốt, dưa leo ngâm trong nước mắm đường cũng có mặt trong mâm cỗ ngày Tết.
Bánh Tổ
Trên bàn thờ tổ tiên của người miền Trung luôn có món bánh Tổ thơm ngon và hấp dẫn vào mỗi ngày Tết. Bánh Tổ là món ăn truyền thống trong ngày Tết của người miền Trung và được làm từ nếp hương, đường đen, gừng và mè.
Các món ăn khác
Tùy theo sở thích của gia đình và nhu cầu ăn uống mà mâm cỗ ngày Tết của người miền Trung còn có các món ăn khách như: dưa món, giò lụa Huế, thịt đông, gà bóp rau răm, chả Huế, thịt heo luộc, giá chua, canh ninh măng khô, miến Huế, cá chiên hay đĩa ram… Ở nhiều nơi khác, người ta lựa chọn các món: cuốn diếp gỏi ngó sen, gỏi bao tử, bánh răng bừa hay xà lách gân bò, chả tôm, nem lụi, giò heo hon… để làm mâm cỗ lên tổ tiên ngày Tết.
Đặc biệt, đối với người dân Huế, mâm cỗ ngày Tết không thể thiếu món tôm chua thịt phay, nem bò lụi, chả tôm, gỏi vả và tôm chua.
Mâm cỗ ngày Tết của người miền Nam
Khu vực miền Nam trong những ngày đầu năm thường có thời tiết nắng nóng nên có khá nhiều món ăn nguội trong mâm cơn ngày Tết.
Bánh tét
Bánh tét của người miền Nam cũng có hình dáng như bánh tét của người miền Trung nhưng lại được biến tấu với nhiều kiểu. Bánh tét có nhiều loại như bánh tét chay (chỉ có đậu đen, dừa nạo trộn với nếp); bánh tét ngọt (nhân đậu xanh hay nhân chuối), bánh tét nhân thập cẩm (tôm khô, trứng muối, lạp xưởng, nấm đông cô…) và các món bánh tét bánh tét lá cẩm, lá gấc, bánh tét ngũ sắc.
Thịt kho tàu
Trong mâm cơm ngày Tết của người Nam không bao giờ có thể thiếu được món thịt kho tàu. Món thịt kho tàu có cả nạc lẫn mỡ, vị béo ngậy, màu vàng nâu ấm áp mang lại ý nghĩa đủ đầy, sung túc cho năm mới. Thịt được cắt miếng to, vuông vắn và miếng mỡ vẫn có độ trong, lớp bì đủ độ mềm, cắn vào cảm giác béo ngậy. Thịt kho tàu cũng như bánh tét, ăn kèm cùng với các món dưa, củ kiệu rất ngon và không bị ngấy.
Canh khổ qua
Trong quan niệm của người dân miền Nam, canh khổ tượng trưng cho mong ước những cơ cực, không may mắn sẽ qua đi và bắt đầu một năm mới tươi sáng. Món ăn này tuy hơi đắng nhưng lại tác dụng tốt cho cơ thể, giúp gải ngán các món ăn nhiều mỡ, đạm trong ngày Tết.
Bánh tráng cuốn
Bánh tráng trắng phau được làm từ gạo ngon đem ngâm rồi xay thành bột rồi được tráng thành từng lớp mỏng. Bánh được cuốn cùng thịt, cá nướng, tôm, lạc xưởng và các loại rau; ăn rất ngon và không bị ngán.
Củ kiệu tôm khô
Sẽ là một thiếu sót lớn khi trong mâm cỗ ngày Tết mà thiếu được món củ kiệu tôm khô. Củ kiệu sau khi được ngâm với đường khoảng 10 ngày là ăn được. Ăn kèm với củ kiệu là tôm khô, sự kết hợp này tạo nên một món ăn rất ngon và hấp dẫn, ăn mãi không chán trong những ngày Tết.
AloTrip - dịch vụ đặt vé máy bay giá rẻ uy tín, chất lượng sẽ là địa chỉ đáng tin cậy cho khách du lịch. Chúng tôi luôn mang đến các dịch vụ tốt nhất để giúp bạn có một chuyến du lịch tuyệt vời.